4 CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT LƯỚI BAO CHE

Lưới bao che hay còn gọi là lưới chắn bụi được sử dụng tại các công trình xây dựng để chắn gió, chắn bụi, hạn chế vật rơi. Cùng Công ty Ninh Phúc tìm hiểu về lưới bao che được sản xuất như thế nào và đặc tính kỹ thuật ra sao nhé!

Các công đoạn sản xuất lưới bao che

Mỗi nhà máy sẽ có công thức sản xuất riêng của mình nhưng cơ bản sẽ có những công đoạn như sau:

  1. Nhập nguyên liệu: Hạt nhựa, hạt màu, phụ gia…
  2. Kéo sợi: Hạt nhựa sẽ được nung nóng và kéo ra các loại sợi khách nhau, sợi 15, sợi 18, sợi 20, để sản xuất ra những dòng lưới dày mỏng khác nhau, đóng thành các bean chuyển qua bộ phận dệt. Thường thì các máy dệt loại cũ sẽ chỉ dệt được sợi lớn chứ không dệt được sợi 15 vì sẽ bị đứt sợi nên các xưởng này không sản xuất lược dòng lưới 60gr/m2.
  3. Bộ phận dệt sẽ lên các dàn bean để tiến hành dệt thành các cuộn lưới, máy dài 6m nên chia khổ ngang cuộn lưới thường là: 2m, 3m, 4m, 6m để tránh hao phí lưới.
  4. Sau khi dệt các cuộn lưới lớn sẽ chuyển sang bộ phận đóng gói để đóng thành những cuộn lưới nhỏ hơn theo quy chuẩn ngành lưới để nhập kho thành phẩm.                       

                                                                                   Máy dệt lưới bao che

Thông số kỹ thuật lưới bao che

  • Kiểu đan: Các sợi lưới được đan xéo vào nhau tạo liên kết chắc chắn có thể chắn gió, chắn bụi
  • Chất liệu: Nhựa HDPE
  • Tỉ lệ UV: 2%
  • Khối lượng riêng: 60gr/m2, 70gr/m2, 80gr/m2, 90gr/m2, 100gr/m2…
  • Sai số: ± 5%
  • Khổ ngang cuộn lưới: 2m, 3m, 4m, 6m
  • Chiều dài cuộn lưới: 50m hoặc 100m
  • Màu sắc: xanh lá, xanh dương, xanh dương đậm ngoài ra còn có màu xám, cam, đỏ…Tuỳ vào đặt hàng.
READ  KỸ THUẬT THI CÔNG LƯỚI ĐỂ ĐẠT ĐÚNG KÍCH THƯỚC KHỔ LƯỚI